📅 Cập nhật: 2019-04-06 07:43:50
Tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ cây cà phê
Trước khi đi sâu vào các bài viết kỹ thuật, mời bà con cùng tham khảo qua một vài thông tin về hạt điều rang muối cây cà phê như: nguồn gốc xuất xứ, các giống cà phê, đặc điểm cây,…
Cà phê là một loại cây công nghiệp thuộc họ thiến thảo (Rubiaceae). Trong họ thiến thảo lại chia thành nhiều chi, cây cà phê mà chúng ta đang trồng hiện nay thuộc chi cà phê (Coffea). Không phải toàn bộ các loại cây trong chi cà phê đều chứa caffein trong hạt, thậm chí một số cây còn khác xa với cà phê như cây canh ki na, cây câu đằng…
Chỉ có hai loài cà phê được trồng nhiều nhằm phục vụ việc lấy hạt và chế biến cà phê, đó là :
Cà phê vối: Tên khoa học Coffea Robusta, còn gọi là cà phê Rô-bút-ta, loài này chiếm 39% sản lượng cà phê trên thế giới. Ở Việt Nam, người dân chủ yếu trồng và canh tác hạt điều rang muối loại 1 loại cà phê này
Cà phê chè: Tên khoa học Coffea Arabica, chiếm 61% sản lượng cà phê TG.
Ngoài ra còn có cà phê mít: Tên khoa học Coffea Liberica. Nhưng sản lượng không đáng kể (Nhỏ hơn 1%)
Sử dụng cà phê làm thức uống
Tên gọi cà phê có nguồn gốc từ chữ Café trong tiếng Pháp. Cà phê được chế biến bằng cách rang, xay hạt cà phê thành bột, sau đó dùng nước nóng ngâm ra nước cốt và bỏ bã. Khi uống có thể thêm đường, sữa hoặc kem tùy theo khẩu vị, uống kèm đá hoặc không. Cà phê đắt nhất là cà phê chồn, đây không phải là một giống cà phê mà là chỉ cách chế biến cà phê, sử dụng hệ tiêu hóa của chồn để tạo ra hương vị đặc biệt, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện thêm cà phê voi.
Bên cạnh đó còn có cà phê hòa tan, một kiểu chế biến cà phê theo lối công nghiệp.
Hạt cà phê được sử dụng làm thức uống từ thế kỷ thứ 9. Tại vùng cao nguyên Ethiopia. Đến thế kỷ 15 lan rộng và được dùng phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, rồi đến các nước Châu Âu, Mỹ. Hiện nay cà phê được xem là thứ thức uống thông dụng bậc nhất thế giới, cách thưởng thức có nhiều khác biệt tùy theo vùng miền, vị trí địa lý, quốc gia…
Các nước trồng cà phê
Hiện nay có khoảng 60 nước trồng cà phê, trong đó phải kể đến những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Braxin, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda… Trong đó Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối đứng đầu nhất thế giới. Chiếm gần một nửa sản lượng cà phê loại này.
Cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1870 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông. Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đến năm 1945 diện tích cà phê trên cả nước đạt trên 10.000 ha. Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400- 600kg/ha.
Hiện nay sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng đều. Trong năm 2014 diện tích trồng cà phê đạt 653.000 ha, năng suất trung bình đạt 4-5 tấn/ha. Hiện nay nước ta trồng chủ yếu 3 loại cà phê chính là cà phê Arabica, cà phê Robusa và cà phê excelsa or Liberia. Mỗi giống đều thích nghi với một điều kiện sinh thái khác nhau.
Đặc trưng của cây cà phê
Thân lá và rễ cà phê: Cây cà phê chè có thể cao đến 6m, cà phê vối 8-10m nếu để phát triển tự nhiên, tuy nhiên ở các trang trại cà phê, người ta thường chỉ cắt tỉa cành hãm ngọn ở chiều cao 2-4m để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hoa cà phê: có màu trắng, năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa cà phê khi nở có mùi thơm rất dễ chịu. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Quả cà phê: Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch
Cây cà phê sau khi trồng 3-4 năm sẽ ra quả. Những đợt quả đầu tiên thường gọi là hạt điều rang muối 500g quả bói (hay cà bói) tùy theo mức độ sinh trưởng, nhu cầu thu hoạch, người ta thường vặt bỏ hoa không cho đậu trái bói, dồn sức để cây phát triển cành lá. Năm thứ 4 trở đi mới tiến hành thu hoạch đại trà.
Giai đoạn 1-3 năm gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn năm thứ 4 trở đi gọi là giai đoạn kinh doanh. Thông thường vườn cà phê sau 20-25 năm, sẽ chuyển sang giai đoạn già cỗi, năng suất kém, cần phải trồng mới hoặc cắt gốc và ghép chồi để cải tạo.
Cà phê thu hoạch trong khoảng tháng 10 đến hết tháng 1 (Dương Lịch), thời gian thu hoạch nhiều nhất là trong tháng 11. Bà con thường thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển sang màu đỏ, và hái rộ trong tháng 11 tránh những cơn mưa cuối mùa làm rụng trái.
Sau khi thu hoạch cà phê được phơi khô trong nhiều ngày, sau đó dùng máy xay để tách phần vỏ lấy phần nhân, phần vỏ còn gọi là trấu có thể tận dụng làm phân hữu cơ.