📅 Cập nhật: 2019-06-06 15:25:21
Trồng ớt trở nên đơn giản hơn với những cách sau
Ớt đỏ cung cấp khoảng 300% nhu cầu về vitamin C mỗi ngày, nhiều hơn hẳn so với cam. Cách trồng ớt cũng đơn giản nên chẳng tội gì mà bạn không trồng ngay vài cây ớt sạch trong vườn nhà.
Ớt hiện nay có rất nhiều loại khác nhau về màu sắc, kích thước và độ cay như ớt Đà Lạt, ớt hiểm, ớt sừng trâu,... Ngoài bảng giá hạt điều rang muối dùng để làm gia vị, ớt từ lâu cũng được xem như một vị thuốc chữa được một số bệnh. Không chỉ vậy, đây còn là cây trang trí nhà cửa thêm đẹp, cách trồng ớt cũng đơn giản nên càng được nhân giống và trồng phổ biến.
1. Những điều cần biết khi trồng ớt
Thời vụ
Ở những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi và thích hợp, ớt có thể được trồng quanh năm, song tập trung vào 3 vụ chính:
- Vụ ớt Thu Đông: Gieo vào tháng 9, thu hoạch từ Hạt điều rang muối còn vỏ lụa tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
- Vụ ở Đông Xuân: Gieo vào tháng 11 và tháng 12, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
- Vụ ớt Xuân Hè: Gieo vào tháng 2 và tháng 3, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8, tháng 9.
Điều kiện nhiệt độ
Cây ớt thích hợp với điều kiện nhiệt độ ấm áp, khô ráo. Thích hợp nhất để cho cây phát triển, sinh trưởng là từ 25 – 30 độ C.
Đất trồng
Với cây ớt, loại đất phù hợp nhất phải đảm bảo các yếu tố như:
- Đất có khả năng thoát nước tốt, cơ cấu đất thoáng xốp. Có thể lưu ý đến đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông hay đất canh tác lúa.
- Đất không hoặc ít bị nhiễm phèn, độ pH = 5.5 – 6.5, có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức tương đối.
- Gần nguồn nước tưới
Bên cạnh các yếu tố trên, đất chuẩn bị trồng ớt yêu cầu đã được luân canh lúa, đậu hay bắp ít nhất 3 năm. Vụ trước vụ ớt không được trồng các loại cây họ cà như cà chua, cà tím hay thậm chí là ớt. Như vậy để phòng nấm bệnh có trong đất sẽ ảnh hưởng đến cây.
2. Cách trồng ớt
Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống cây ớt có thể mua ở tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Thông thường, những loại hạt giống được bán đều đã được chọn lọc kỹ lưỡng, khi gieo trồng sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao hơn, ít bệnh và năng suất cũng nhiều hơn.
Hoặc một cách khác, nếu trồng số lượng không nhiều, bạn có thể tự tay lấy hạt từ những quả ớt khi mua về sử dụng. Chọn hạt từ những quả chín đều, cầm chắc tay. Nên lấy hạt ở phần giữa quả vì hạt ở đó khỏe mạnh nhất.
Ngâm ủ hạt giống
Hạt giống được ngâm trong nước sạch, đảm bảo không bị phèn, không nhiễm mặn từ 6 – 8 giờ. Sau đó, vớt ra, tiếp tục ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (tỉ lệ 1g thuốc : 1 lít nước) trong 30 phút. Hạt giống được rửa sạch, để ráo nước rồi gói trong khăn giấy ẩm, cho vào bao nilon, cột kín miệng, ủ ở nơi nhiệt độ từ 27 – 28 độ C.
Sau khoảng 48 giờ, các hạt giống ớt sẽ bắt đầu nảy mầm. Không nên để hạt ra rễ quá dài mà chỉ khi hạt nứt mầm thì đem gieo. Bởi nếu để rễ mọc dài quá thì cây mầm lên sẽ bị yếu và dễ bị gãy lúc gieo.
Làm đất
Đất cần được làm kỹ, loại bỏ sạch cỏ dại, cày xới sâu 20 – 25 cm, phơi ải trong 10 – 15 ngày. Lên luống cao 20cm x rộng 1m và có thể linh hoạt điều chỉnh ở những vùng đất có địa hình khác nhau. Đồng thời, để đảm bảo độ thoát nước thì nên có rãnh thoát nước rộng 40 cm. Và tốt nhất thì nên dùng màng phủ công nghiệp cho việc trồng ớt.
Gieo hạt
Hạt giống nên gieo vào bầu đất nilon hoặc lá chuối. Đất được trộn là hỗn hợp của: Đất mặt tơi xốp (60%), phân chuồng hoai mục (29%), tro trấu (10%), phân lân (0.1 – 1 %), vôi (0.2 – 0.3%). Tất cả trộn đều với nhau và sàng kỹ để loại bỏ rác cũng như cục đất to trước khi cho vào bầu.
Hạt giống sau khi được gieo vào bầu sẽ rải lên trên một lớp phân chuồng hoai mỏng để lấp kín hạt, rải một ít thuốc Basudin để phòng trừ kiến, sâu và dế phá hoại. Quá trình này nên chú ý chăm sóc, tưới đủ nước, phòng trừ sâu bệnh để cây nhanh nảy mầm.
Trồng cây
Khoảng 25 – 35 ngày sau khi gieo, cây ớt sẽ có từ 4 – 5 lá thật, lúc này nên chọn những cây không bị nhiễm sâu bệnh, đời sống tốt, khỏe để mang ra đất trồng.
Tùy thuộc vào giống, đất trồng, khí hậu sẽ quyết định mật độ, khoảng cách trồng. Nếu mật độ cây quá cao sẽ có sự cạnh tranh về phân bón, ánh sáng, sâu bệnh nhiều hơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất gieo trồng.
3. Chăm sóc cây ớt
Tưới nước
Vào mùa nắng cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và đảm bảo thoát nước, không ngập úng vào mùa mưa.
Phương pháp tưới nước tốt nhất, tiết kiệm nhất, giữ ẩm lâu và tăng hiệu quả sử dụng phân bón đó là tưới rãnh (tưới thấm). Tuy nhiên, nếu trên ruộng có cây bị bệnh nguyên nhân từ đất thì nên chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và hạn chế tối đa lượng nước tưới.
Giai đoạn cây ra hoa, kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng hoa, rụng trái, cây phát triển kém.
Bón phân thúc
Cách trồng ớt không quá phức tạp, ai cũng có thể trồng được.
Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển, có thể chia ra làm 4 lần bón:
- Lần 1: Sau khi trồng 20 – 25 ngày với số lượng phân bón: 2kg Urê + 1,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
- Lần 2: Khi ớt bắt đầu có trái đều với số lượng phân bón: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
- Lần 3: Thời điểm bắt đầu thu hoạch trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
- Lần 4: Khi thu hoạch lứa rộ: 2kg Urê + 2kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
Đồng thời cũng nên lưu ý, trong thời gian nuôi trái, trái ớt thường vị thối đuôi do thiếu canxi. Để hạn chế tình trạng này, cần bổ sung phun Clorua Canxi định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Và phun thêm phân vi lượng có chứa Bo để ớt dễ đậu trái cũng như trái ít bị sẹo.
Tỉa nhánh, làm cỏ
Khi cây phát triển tươi tốt, nên tiến hành cắt bỏ các cành, lá ở dưới điểm phân cành vào những ngày nắng ráo để cây ớt phân tán rộng, phân gốc được thông thoáng. Đồng thời cũng giúp hạn chế sâu bệnh, cho năng suất cây cao hơn.
Trong mỗi lần bón thúc nên kết hợp làm cỏ, vun xới gốc để hạn chế sự phân tán dinh dưỡng của cây ớt.
Làm giàn
Thân cây ớt nhỏ và yếu nên cần làm giàn để giữ cho cây đứng vững, kéo dài thời gian thu hoạch và hạn chế hiện tượng trái bị sâu bệnh cho cây đổ ngã.
Thường giàn là được làm bằng cây hoặc dây nilon. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở hai đầu. Dùng dây căng cọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây. Ớt cao tới đâu thì căng dây tới đó để giữ cây thẳng đứng. Kết hợp mỗi cây ớt nên cắm một cây nhỏ cao chừng 1 m, buộc vào thân chính để chống đỡ cho cây vì khi ớt mang nhiều trái, gặp gió dễ đổ ngã.
Phòng trừ sâu hại
Cây ớt thường gặp vấn đề với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc các loại rầy mật, bọ phấn, bọ trĩ,… Với những vấn đề này, người trồng có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,… với liều lượng theo hướng dẫn.
Tuy nhiên không nên phụ thuộc nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật mà cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc cây tốt để hạn chế cây ớt bị bệnh.
Thu hoạch
Khi trái ớt bắt đầu chuyển màu thì tiến hành thu hoạch. Thu những trái già chuyển màu có vết đỏ để làm kích thích ra hoa nhiều hơn, tạo năng suất cao hơn cho đợt thu hoạch sau.
Khi thu hoạch, nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy cánh. Thông thường, ớt cho thu hoạch sau thời điểm trổ hoa 35 – 40 ngày. Ở các lứa rộng, cách 1 – 2 ngày thu hoạch 1 lần.
4. Tác dụng của ớt với sức khỏe
- Ớt đỏ cung cấp khoảng 300% nhu cầu về vitamin C mỗi ngày, nhiều hơn hẳn so với cam. Cứ mỗi 100g ớt sẽ cung cấp 144mg vitamic C. Với lượng vitamin C giúp hạn chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Đồng thời, ớt cung cấp thêm các vitamin nhóm B, sắt, canxi, phốt pho.
- Ớt cay có chứa tới 1390 mg beta-caroten, đây chính là nguồn cung cấp caroten, diệp hoàng tố, chất chống ôxy hóa có khả năng chống cảm mạo, phong hàn.
- Vị cay mạnh của ớt giúp kích não bộ bài tiết chất hóa học, làm giảm bớt đau đớn, sinh ra khoái cảm.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tim, bệnh não, huyết áp cao, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi, viêm loét dạ dày mãn tính, những người bị bệnh thực quản không nên ăn nhiều ớt.
5. Các món ngon từ ớt
Hầu như món ăn nào cũng đều có sự xuất hiện của ớt. Tùy vào loại ớt sử dụng và hạt điều rang muối vỏ lụa lượng ớt sẽ tạo ra những cao độ cay khác nhau. Điều này khiến cho món ăn trở nên đặc biệt, không bị nhàm chán.
Đồng thời, ớt Đà Lạt hay còn gọi ớt ngọt cũng là một loại rau, được dùng làm nguyên liệu chính trong các món xào với thịt bò, thịt gà hay thịt heo…; các món súp hay thậm chí dùng ăn như một loại rau sống.
Ớt sừng nhồi thịt heo bằm.
Ớt Đà Lạt nhồi cá ba sa hấp.
Thịt bò xào ớt Đà Lạt.
Chúc các bạn có những món ngon từ ớt với cách trồng ớt đơn giản trên!