📅 Cập nhật: 2019-03-15 15:14:14
Tại sao ngành điều VN lại bị chết "lâm sàng"?
"Cái chết" của ngành điều thực tế đã được nhiều người cảnh báo từ rất lâu. Thậm chí, liên tiếp 2 vụ điều 2005 và 2006 vừa qua, bình quân mỗi năm, ngành điều lỗ từ 800 - 1.000 tỉ đồng, nói như một chuyên gia về cây điều: Ngành điều VN đang... chết lâm sàng. Tại sao như vậy?
Nhà máy, lò chẻ... mọc như nấm
Không phủ nhận, ngành chế biến - xuất khẩu (XK) hạt điều của VN từng một thời đạt tới đỉnh vinh quang, giá hạt điều rang muối khi chiếm được các vị trí nhất, nhì thế giới trong lĩnh vực XK và trồng điều.
VN cùng Ấn Độ và Brazil, trở thành "bộ tam" thay nhau đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trồng, chế biến và XK nhân điều. Chính sự phát triển với tốc độ chóng mặt này mà chỉ trong thời gian rất ngắn, gần 10 năm, hàng loạt nhà máy (NM) chế biến điều thô lớn - nhỏ mọc lên nhan nhản ở các địa phương phía nam. Mọi người đua nhau lao vào chế biến, XK điều.
Tính riêng tỉnh Bình Phước, địa bàn có diện tích trồng cây điều lớn nhất nước, đã có tới 88 NM chế biến, với công suất từ 1.000 - 20.000 tấn/năm. Chưa kể hàng trăm cơ sở, lò chẻ tư nhân cũng nối nhau mọc lên như nấm sau mưa v.v... Hàng loạt NM , cơ sở, lò chẻ hạt điều ra đời góp phần đáng kể tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Bình - Giám đốc Cty TNHH Việt Sơn: "Sự phát triển quá "nóng" ấy cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, bảng giá hạt điều rang muối có thể sẽ làm cho ngành điều "chết" tức tưởi trong tương lai".
Thật vậy, trong lúc các NM, lò chẻ hạt điều chen nhau bùng nổ, thì diện tích trồng điều tại các địa phương vẫn không hề phát triển tương xứng.
Năm 2000, khi cả nước mới đạt diện tích trồng điều khoảng 150.000ha, với sản lượng 150.000 tấn/năm, Chính phủ đã vạch ra một kế hoạch phát triển cho ngành điều là đến năm 2010, tổng diện tích trồng điều của VN phải nâng lên 500.000ha, tương đương sản lượng 500.000 tấn/năm.
Nhưng mới đến năm 2005-2006, tổng công suất chế biến của ngành điều đã đạt bình quân... 500.000 tấn/năm (tài liệu của Hiệp hội Điều VN là 700.000 tấn/năm). Các nông dân trồng điều chưa kịp đi hết 1/2 đoạn đường, thì các nhà chế biến đã... vượt đích đến tự bao giờ.
Bất cập giữa chế biến với trồng trọt là tất yếu! Con hổ công suất có nhu cầu "ăn" quá lớn, trong khi "thức ăn" nguyên liệu điều thô trong nước làm ra không đủ, khiến cho ngành điều VN luôn trong cơn đói nguyên liệu.
"Cuộc chiến" nguyên liệu
Vì "đói" nguyên liệu trầm trọng mỗi khi vào vụ, dẫn đến các Cty, NM, cơ sở, lò chẻ... lao vào giành giật, tranh mua và... "tử chiến" lẫn nhau bằng mọi giá để có bằng được nguyên liệu.
Ông Hồ Văn Hữu - Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước - kể rằng: "Vì DN nào cũng muốn mua cho mình thật nhiều nguyên liệu, nên đua nhau đẩy giá mua lên cao. Đáng nói, bất kể chất lượng nguyên liệu điều xấu, hay tốt, người ta vẫn mua.
Vì thế, người bán tìm mọi cách tăng trọng lượng điều lên 20 - 30% để thu lợi. Họ không cắt bỏ phần quả (nặng gấp 3 lần hạt điều), rồi trộn tạp chất, ximăng, bột đá, trộn hàng xấu vào hàng tốt, trộn mủ điều rồi đổ hạt xuống đất cho lấm tạp chất... Nguy hiểm hơn, có kẻ ngâm nước, trộn hạt điều với hoá chất cho vỏ điều bóng, đẹp...
Vấn đề đặt ra là tại sao các DN lại cứ "tử chiến" mọi giá với nhau để tạo điều kiện cho những kẻ gian dối trục lợi, trong khi nếu không biết đoàn kết, tẩy chay việc bán buôn gian lận trên, ngành điều sẽ... tự sát".
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Giám đốc Cty TNHH Mỹ Lệ (Bình Phước) - cảnh báo: "Tính sơ sơ qua gian lận kiểu trên, giới thương lái, Hạt điều rang muối còn vỏ lụa nhà vườn "móc túi" các ông chủ NM, Cty chế biến tới hàng trăm tỉ đồng hàng năm.
Tại sao các ông chủ NM, từ chỗ là người có quyền định đoạt chất lượng và giá cả thu mua điều, nay thành những "chú cừu" tội nghiệp, ngoan ngoãn nghe theo thương lái? Tất cả chỉ vì lý do thiếu, đói nguyên liệu mà ra!".
Theo tính toán của một chuyên gia cây điều, năng lực chế biến của toàn bộ các NM, cơ sở chế biến trên cả nước hiện nay vào khoảng 500.000 tấn điều thô/năm. Thế nhưng, tổng sản lượng của toàn diện tích điều trồng trọt ở VN chỉ đạt tối đa... 350.000 tấn/năm, thiếu hẳn 150.000 tấn/năm.