📅 Cập nhật: 2019-04-05 15:43:57
Nguy cơ nhiễm độc thuốc trừ sâu của người nông dân
Trong số 67 người tham gia xét nghiệm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu, có tới 31 người ở mức nguy cơ.
Tất cả 67 người tham gia (32 nam, 35 nữ) đều là học viên tại một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từbán hạt điều rang muối 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.
Xét nghiệm được thực hiện từ ngày 19/1 vừa qua, là xét nghiệm định tính định kỳ của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế trên các mẫu ngẫu nghiên.
PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng cho biết, dù diện nghiên cứu rất hẹp song kết quả khá giật mình, là lời cảnh tỉnh với tất cả người dân.
Giật mình, gần 1/2 người xét nghiệm tại Hà Nội nhiễm thuốc trừ sâu trong máu
67 người tham gia lần lượt được chọc kim vào đầu ngón tay để lấy máu, giọt đầu tiên bỏ đi, những giọt tiếp theo được đem điHạt điều rang muối còn vỏ lụa ly tâm, tách lấy huyết tương sau đó nhỏ vào chất chỉ thị màu để kiểm tra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu.
Sau 5-7 phút, nếu giấy thử vẫn giữ nguyên màu vàng là bình thường; chuyển màu vàng sậm là ở mức an toàn; chuyển màu xanh là nhóm có nguy cơ, còn xanh đậm là mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.
Theo đó có tới 31/67 người thuộc nhóm nguy cơ, tức đang có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong máu, 1 người ở mức rủi ro.
Đáng lưu ý, nhiều người trong nhóm nguy cơ là nhân viên, cán bộ lãnh đạo tại các xã, thị trấn không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Theo PGS Hải, trên thực tế, việc hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật xảy ra khi hít phải, uống phải hoặc tiếp xúc qua da và niêm mạc, do đó nhiều người dù không tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nhưng trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau, hoa quả còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hít phải đều bị nhiễm.
PGS Hải cũng cảnh báo, các loại hoa tươi cũng là nguồn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu nhưng ít người để ý nên vẫn thoải mái sờ, hít hoa. Trước đây, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường từng làm thí nghiệm, lấy một bó hoa tươi cắm vào nước, sau đó lấy nước này để xét nghiệm, phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn trong đó.
“Đây là cảnh báo rất lớn đến cộng đồng. Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu. Nếu thuộc nhóm nguy cơ nhưng thời gian kéo dài sẽ thành ngộ độc mạn tính”, PGS Hải cảnh báo.
Khi ngộ độc thuốc trừ sâu cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi...
Tuy nhiên khi ở dạng mạn tính, các biểu hiện thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Lúc này, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư...
Theo PGS Hải, từ nghiên cứu này, rất cần Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế cùng vào cuộc để có những xét nghiệm chuyên sâu hơn ở phòng thí nghiệm để xác định chính xác các gốc thuốc trừ sâu, xác định nhóm nguy cơ cao do Việt Nam hiện sử dụng tới hàng trăm loại thuốc bảo vệ thực vật và người dân dễ dàng mua bán ở mọi nơi.
Các phòng tránh ngộ độc thuốc trừ sâu
Để hạn chế ngộ độc mạn tính các hoá chất trong thuốc bảo vệ thực vật, người dân chỉ được sử dụng các thuốc trong danh mục.
Khi dùng, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: bảng giá hạt điều rang muối đi găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc... Không được ném chai, lọ, bao bì hay sục rửa dụng cụ phun thuốc ra môi trường.
Đủ thời gian cách ly mới được thu hoạch. Người tiêu dùng khi sử dụng rau củ, quả nghi là có khả năng nhiễm thuốc trừ sâu, cần rửa sạch, ngâm nước nhiều lần, loại rau quả có vỏ vẫn phải rửa thật sạch rồi mới cắt bỏ vỏ.