📅 Cập nhật: 2019-04-05 15:25:08
Cơ hội mới cho cây Điều Việt Nam
Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định: " Quan điểm trong QĐ 39 về quy hoạch phát triển ngành điều thể hiện rõ, từ nay, cây điều không chỉ là hạt điều rang muối bình phước cây xóa đói giảm nghèo như trong QĐ 120 trước đây mà nó sẽ được xem như loại cây công nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu mạnh trong những năm tới".
Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 670 triệu USD
Để đưa ra mục tiêu này, theo thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Bộ NN - PTNT đã có những đánh giá tổng quan như sau: Về thị trường, sản phẩm nhân điều của Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu, lượng tiêu thụ trong nước không đáng kể (khoảng 2%). Hiện nay, thị trường điều thế giới cung vẫn chưa đủ cầu và hàng năm nhu cầu sử dụng vẫn tăng thêm (bình quân khoảng 5,7% /năm). Trong năm 200, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, kim ngạch đạt 504 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều. Vì vậy có thể nói, ngành điều có thị trpòng đầu ra bán sỉ hạt điều rang muối thuận lợi, sản phẩm nhân điều sản xuất hàng năm đều tiêu thụ hết. Bên cạnh sự thuận lợi về mặt thị trường, Việt Nam có một mạng lưới chế biến và vùng nguyên liệu lớn và ổn định. Đến nay, cả nước có 225 DN có nhà máy chế biến điều với tổng công suất 731.700 tấn hạt thô/năm.
Một điểm đáng lưu ý nữa là, qua 8 năm thực hiện Quyết định 120/1999/QĐ - TTg của Chính phủ, ngành điều đã đạt được kết quả tốt so với các loại cây trồng khác khi đã vượt qua mục tiêu là cây xóa đói giảm nghèo, phòng hộ … Vị thế ngành điều Việt Nam giờ cũng khác hẳn khi là nước xuất khẩu số 1.
Cần loại bỏ ngay “ tệ nạn”
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đã không ngần ngại gọi các tiêu cực như tranh mua, tranh bán, trộn tạp chất đất, đá, trái xay hoặc ngâm hạt điều vào nước vôi … là "tệ nạn" cần được loại bỏ tức thì.
Nếu còn tái diễn, chắc chắn các DN điều sẽ tự loại trừ nhau. Vì thế, Bộ NN - PTNT yêu cầu Hiệp hội Điều VN (vinacas) cần nâng cao vai trò của mình và có những biện pháp quyết liệt xử lý nhằm lập lại trật tự, lấy lại uy tín cho nông sản VN.
Ngoài ra, do thuận lợi về thị trường, ngành điều đã phát triển tự phát không đúng như định hướng của đề án phát triển ngành điều đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các cơ sở chế biến phát triển ồ ạt, không theo quy định, gây mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực sản xuất và nguyên liệu. Về diện tích giống điều cũng rất lộn xộn: Nhiều nơi trồng ở những vùng sinh thái không phù hợp hoặc trồng giống kém chất lượng khiến cây điều không có bán hạt điều rang muối quả hoặc năng suất, chất lượng rất thấp, nhiều diện tích đã chết hoặc phải chặt (một số vùng ở Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đăk Lak… ). Một vấn đề đặc biệt lo ngại nữa là việc quản lý chất lượng VSATTP chưa được quan tâm tương xứng: Hầu hết các cơ sở chế biến nhỏ có xưởng sản xuất rất sơ sài và không đồng bộ. Toàn ngành mới có 10 DN được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001 : 2000, 7 DN có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP (chiếm 26% công suất)…
Sẽ đầu tư thích đáng
"Bộ NN - PTNT khẳng định, từ nay về sau đầu tư cho ngành điều sẽ khác hẳn. Vì thế, tôi đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng lập các dự án, chương trình nghiên cứu cụ thể phục vụ đầu tư, thâm canh, phát triển ngành điều và chậm nhất đến 31/10/2007 phải gửi về cho Bộ xem xét, phê duyệt”
Đây chính là vận hội mới của ngành điều khi quan điểm phát triển đã được Chính phủ điều chỉnh rất rõ ràng. Các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ giúp ngành điều phát triển như: giống, thâm canh, khuyến nông, đổi mới khoa học công nghệ và thiết bị... được giao cụ thể cho các Cục, Vụ, Viện phối hợp và chuyển giao sớm nhất trong thời gian tới.